Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Đau đầu về quà lưu niệm du lịch

Ngày nay đi du lịch khồng còn là một điều quá xa xỉ nó là một nhu cầu thiếu yếu đối với mọi tầng lớp xã hội.nó mang lại sư thanh than cho bản thân và giúp cho đất nước đó phát triển về kinh tế -xã hội..........
Du lịch ngày nay đã và đang trở thành nhu cầu thực sự đối với nhiều tầng lớp xã hội và ngành du lịch được coi là ngành kinh tế không khói, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội lớn cho mỗi quốc gia. Thực tế, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Hy Lạp, Nam Phi, Châu Phi… đã coi du lịch như một trong những giải pháp cứu cánh hữu hiệu trong bối cảnh khủng hoảng nặng nề. Còn ở Việt Nam, trong năm 2013, khi hầu hết các ngành đều lao đao vì khủng hoảng kéo dài thì du lịch vẫn được coi là điểm sáng ấn tượng của nền kinh tế. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận vấn đề kinh tế du lịch là vấn đề quan trọng và mang tính chiến lược trong sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Trong năm 2013, ngành du lịch Việt Nam đã gặt hái được thành quả đáng khích lệ với việc đạt 7,57 triệu lượt khách quốc tế- cán đích trước 2 năm so với mục tiêu đề ra; tổng doanh thu toàn ngành đạt 200 nghìn tỷ đồng. Thành tích này rất có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế trong nước còn ảm đạm, nhưng so với tiềm năng hiện có của ngành du lịch thì vẫn còn rất thấp. Nhiều địa phương và điểm đến trên cả nước vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có. Để khơi dậy những giá trị tiềm tàng của ngành du lịch, chắc chắn cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và nhiều chuyên gia về du lịch, văn hóa, kinh tế… Báo điện tử Tổ Quốc đăng loạt bài về kinh tế du lịch với mong muốn góp một góc nhìn về những giá trị tiềm ẩn của du lịch nước nhà còn đang bỏ ngỏ.

Bài 1: Đau đầu về quà lưu niệm du lịch

(Toquoc)- Nếu như quà lưu niệm cho khách du lịch từ lâu đã trở thành nguồn lợi nhuận không nhỏ cho ngành du lịch của nhiều quốc gia thì Việt Nam vẫn đang loay hoay với việc tìm sản phẩm lưu niệm đặc trưng riêng của mình.
Du khách không biết tiêu tiền vào đâu?
Theo một khảo sát của ngành du lịch vào năm 2010, tính trung bình trong tổng chi phí cho chuyến du lịch đến Việt Nam, du khách quốc tế chỉ chi khoảng 10-15% cho mua sắm, trong khi đó Thái Lan thu tới 50-55%. Còn số liệu do Tổng cục Thống kê công bố vào năm 2012, khách quốc tế tự tổ chức tour đến Việt Nam có thời gian lưu trú bình quân là 12 ngày và chi tiêu hết 1.268,4 đô la Mỹ, tức bình quân chỉ 105 đôla Mỹ/ngày, tăng 10% so với thời điểm năm 2009. Khách quốc tế du lịch đi tour đặt với các đơn vị lữ hành thì ngoài tiền tour chỉ chi thêm 62 đô la Mỹ/ngày, tăng 3,6% so với 2 năm trước.
Những con số này cho thấy số tiền mà khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam vẫn còn quá thấp, thậm chí tính đến yếu tố trượt giá qua từng năm thì chi tiêu của du khách ngày càng giảm. Hầu hết các chuyên gia du lịch đều cho rằng, một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do sản phẩm quà tặng của Việt Nam còn quá nghèo nàn và thiếu đặc trưng riêng nên không kích thích được du khách mua sắm. 
Nếu ai từng đi du lịch nước ngoài thì sẽ thấy hầu hết các quốc gia phát triển về du lịch đều có những sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn văn hóa, cuộc sống của đất nước mình để khi người ta thoạt nhìn vào là biết món quà đó đến từ đâu. Điển hình như nước Nga từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới với những con búp bê gỗ Ma-tơ-rốt-xca; Nhật Bản gắn liền với quạt giấy, búp bê truyền thống, lật đật Đa-ru-ma; Malaysia có tòa tháp đôi Petronat; Singapore có sư tử biển; Pháp thì dễ dàng bắt gặp hình ảnh tháp Effel vào mọi sản phẩm lưu niệm hay Thái Lan luôn có hình ảnh voi trên các sản phẩm quà tặng…Trong khi đó, dù Việt Nam là một đất nước giàu bản sắc văn hóa và sở hữu nhiều làng nghề, song để tìm một sản phẩm lưu niệm mang dấu ấn riêng của Việt Nam quả thật không có nhiều lựa chọn.
Anh Đức Nghệ, một hướng dẫn viên du lịch lâu năm trong nghề cho biết, sản phẩm lưu niệm của Việt Nam không những nghèo nàn về chủng loại, chưa đẹp về mẫu mã mà ở đâu cũng thấy na ná nhau. Đi lên Tây Bắc thì tỉnh nào cũng có túi, ví, quần áo dệt thổ cẩm, áo phông in hình cờ Việt Nam, móc đeo chìa khóa, mũ tránh nắng… Đi các điểm đến ở miền Trung thì chắc chắn sẽ là đồ hải sản khô, hàng lưu niệm bằng vỏ sò, vỏ ốc, bánh cu đơ, mè xừng… Đến các tỉnh miền Tây, ngoài kẹo dừa, bánh pía, khách du lịch chỉ còn cách lựa chọn các sản phẩm làm từ cây dừa như chiếc móc khóa, khay đựng đồ, tranh được làm từ gáo dừa…
Ngay tại Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến với hơn 1000 làng nghề thủ công truyền thống nhưng cũng chưa tìm ra được sản phẩm lưu niệm dành cho khách du lịch đặc trưng nhất và phù hợp với khách du lịch. Điểm đến nào cũng thấy bày bán đồ gốm sứ, mây tre đan, vải lụa…, khiến cho du khách băn khoăn không biết đâu mới thực sự là sản phẩm mang bản sắc riêng của Hà Nội. Thậm chí, ngay tại hai làng nghề nổi tiếng nhất Hà Nội là gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc cũng bị pha trộn đồ Trung Quốc.
Đà Nẵng là một trong số những địa phương phát triển mạnh về du lịch, song thực trạng nghèo nàn quà lưu niệm cho du khách cũng là vấn đề nan giải từ nhiều năm nay. Sản phẩm được coi là đặc trưng nhất của thành phố bên sông Hàn là sản phẩm đá Non nước. Tuy nhiên, đa phần du khách quốc tế cho rằng đồ lưu niệm bằng đá quá nặng để có thể đem về nước.
Những sản phẩm lưu niệm được xem là nổi bật nhất của Việt Nam như đồ gốm, đồ mây tre đan, đồ gỗ chạm khắc…. thì lại cồng kềnh hoặc dễ vỡ, khó vận chuyển, lại không có dấu ấn riêng so với nhiều quốc gia có thế mạnh tương tự khác trong khu vực. Chưa kể đồ lưu niệm “made in” Trung Quốc đượcbày bán nhan nhản ở khắp các điểm du lịch trên cả nước với mẫu mã đa dạng và giá rẻ hơn hẳn so với hàng Việt Nam. 
nguồn baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét